Một số lưu ý khi nuôi tôm/cá mùa lạnh
Một số lưu ý khi nuôi tôm/cá mùa lạnh
Công Ty TNHH ROXANE
Công ROXANE
Nhiệt độ là một trong những yếu tố môi trường tác động nhiều đến đời sống của tôm/cá, nó gắn liền với hoạt động sinh lý, sinh thái và nhu cầu về thức ăn cho tôm/cá
Ngược lại, khi nhiệt độ giảm dưới khoảng tối ưu, cả tôm và cá đều không đòi hỏi một lượng thức ăn lớn mà chỉ cần đủ để duy trì cơ thể thôi nên tôm sẽ kéo dài thời gian lột xác cũng như cá trở nên chậm lớn. Vì vậy, trong quá trình nuôi, người dân cần theo dõi chặt nhiệt độ nước và điều chỉnh lượng thức ăn cho tôm/cá thích hợp, tránh gây lãng phí và ô nhiễm môi trường nuôi. Đồng thời phối hợp phòng chống dịch bệnh cho tôm cá khi thời tiết thay đổi để mang lại hiệu quả cao nhất.
Một số lưu ý cho trong chăn nuôi thuỷ sản khi nhiệt độ thấp:
1. Chuẩn bị ao, thả giống:
• Chỉ thả giống khi nhiệt độ thực sự ổn định, không thả khi đang mùa gió lạnh tràn về. Nhiệt độ nước tôm cá cần được trại giống thuần cho đúng nhiệt độ môi trường trước khi thả. Nếu sau khi thả giống lại gặp những cơn mưa bất thường, ngay lập tức dùng vôi bột rải đều trên khắp bờ, mặt ao với lượng 2kg/100m2 để khắc phục tình trạng pH giảm đột ngột làm tăng độc tính của khí H2S, ảnh hưởng đến sức khoe cá/tôm nuôi
2. Quản lý các yếu tố môi trường
• Tạo nơi trú ẩn (nếu nhiệt độ quá lạnh) tôm, cá, có thể dùng chà cây ở một vùng nhỏ nào đó trong ao. Tuy nhiên phải đảm bảo rằng cây, chà làm nhà cho tôm cá phải được sát trùng và phơi thật kỹ
• Định kỳ dùng vôi bột hay một số thuốc sát trùng như đồng sulfat; thuốc tím, muối, BKC, … theo hướng dẫn của nhà sản xuất để ngăn chặn sự xâm nhập của các mầm bệnh. Đặc biệt khi nhiệt độ thay đổi, tôm cá sẽ di chuyển xuống đáy ao. Vì vậy, cần đặc biệt chú ý môi trường đáy ao vì nơi đây chính là nơi tích tụ các mùn bã hữu cơ, khí độc, nấm và vi khuẩn có hại. Có thể tăng cường sục khí để cung cấp đầy đủ oxy cho các tầng nước, hạn chế tình trạng stress cho tôm, cá.
• Với ao tôm, có thể bơm nước từ đáy ao lắng qua để có thể cung cấp thêm nước sạch có nhiệt độ ổn định.
• Trong một số trường hợp, có thể gây màu nước để giúp hấp thu tối đa năng lượng mặt trời.
• Với các hệ thống nuôi bể; nuôi trong nhà kín, có thể sử dụng một số hệ thống nâng nhiệt để giữ nhiệt độ ổn định khi trời lạnh.
3. Quản lý thức ăn
• Khẩu phần ăn cho tôm cá trong mùa lạnh thực sự là một vấn đề quan trọng cần được lưu ý. Vì khi nhu cầu năng lượng cơ thể giảm đi, tôm cá chỉ duy trì cơ thể ở mức hoạt động thấp và cũng chính vì vậy thời gian nuôi cũng kéo dài hơn. Nếu cho ăn dư thừa sẽ làm xấu môi trường ao đi, tạo điều kiện cho các mầm bệnh phát triển đồng thời sẽ gây lãng phí cho người nuôi.
• Với ao tôm, khi nhiệt độ giảm 2oC thì lượng thức ăn cho cá tôm ngay lập tức điều chỉnh giảm 30-50% lượng thức ăn hàng ngày và khi nhiệt độ ổn định lại cần theo dõi khả năng bắt mồi để điều chỉnh cho phù hợp
• Trong một số trường hợp, có thể gây màu nước để giúp hấp thu tối đa năng lượng mặt trời.
• Với các hệ thống nuôi bể; nuôi trong nhà kín, có thể sử dụng một số hệ thống nâng nhiệt để giữ nhiệt độ ổn định khi trời lạnh.