Bệnh tai xanh
Bệnh tai xanh
Công Ty TNHH ROXANE
Công ROXANE
Hiện nay hội chứng rối loạn hô hấp trên heo còn gọi là bệnh tai xanh đã gây thiệt hại không ít cho người chăn nuôi. Để giúp người chăn nuôi hiểu rõ và có biện pháp xử lý tốt nhất, chuyên mục kiến thức kỹ thuật của chúng tôi có một vài thông tin thiết thực xung quanh vấn đề này.
Bệnh tai xanh là gì?
Là do virut thuộc giống Arterivirus, họ Arteriviridae, bộ Nidovirales, có cấu trúc vỏ bọc dạng chuỗi đơn RNA.
Virut này có 3 chủng:
-
Chủng 1 gồm những virut thuộc dòng Châu Âu (độc lực thấp)
-
Chủng 2 gồm những virut thuộc dòng Bắc Mỹ (độc lực cao)
-
Chủng 3 gồm những virut thuộc dòng Trung Quốc (độc lực cao)
Con đường lây: do tiếp xúc trực tiếp, qua đường không khí, dụng cụ chăn nuôi, tinh dịch, côn trùng ( muỗi, ruồi)
Triệu chứng và bệnh tích:
Heo nái: chán ăn từ 7 – 14 ngày, sốt 410 C, sẩy thai, đẻ non, lên giống giả, ho và viêm phổi, mất sữa và viêm vú, tỷ lệ thai chết và khô thai ở 3 tuần trước khi sanh.
-
Heo nái mang thai sốt, bỏ ăn
-
Heo bị bệnh tai xanh
-
Heo con sinh ra bị chết ngay sau sinh.
Heo nọc
Chán ăn, sốt 410C, giảm hưng phấn, tinh dịch ít và kém chất lượng.
Heo thịt:
ăn giảm 50%, sốt 410C, thường kế phát các bệnh kèm theo
Hình 5: Phổi sưng, viêm phổi kẽ.
Bệnh tích
-
Da tím tái ở tai, mõm
-
Viêm phổi kẽ
-
Bệnh tích ở mao mạch ngoại biên: tim, thận
-
Tích dịch ở xoang bụng
-
Hạch bạch huyết sưng to
-
Không có xuất huyết
-
Bệnh tích ở tử cung
Chẩn đoán
Dựa vào triệu chứng tỷ lệ chết, sẩy thai, năng suất giảm....
Bệnh tích đại thể
Bệnh tích vi thể
-
Có thể sử dụng phương pháp PCR để phát hiện virut trong phổi và huyết thanh trong giai đoạn virut có máu.
-
Lấy mẫu máu của heo trong đàn: heo nái, hậu bị, heo con 2,5,12 tuần tuổi đi xét nghiệm huyết thanh bằng phương pháp ELISA để kiểm tra nồng độ kháng thể trên tổng đàn
Cách phòng bệnh tai xanh như thế nào?
Nên thực hiện cùng vào, cùng ra
Chuồng trại đảm bảo thông thoáng, nhiệt độ, ẩm độ thích hợp, vệ sinh sạch sẽ, mật độ vừa phải
Thực hiện an toàn sinh học:
-
Tạo sự thích nghi và cách ly cho heo hậu bị bằng cách cho heo hậu bị tiếp xúc với nái già ở trại cách ly ít nhất trong 2 tháng (với điều kiện kháng thể phải ổn định trước khi nhập chung đàn, tức là không bài thải virut ra môi trường)
-
Định kỳ tiêu độc, sát trùng chuồng trại theo lịch sau:
Bình thường: 2 tuần 1 lần
Khi có dịch : 3 ngày 1 lần
Có thể sử dụng thuốc Virkon hoặc Omnicide 1/400......
Vaccine ngừa bệnh tai xanh có thể áp dụng tùy theo dịch tễ của trại:
-
Trường hợp trại chưa bao giờ tiêm phòng PRRS (tai xanh) phải lấy máu xét nghiệm để định chủng PRRS. Nếu biết chủng nào thì chọn vaccine có chủng đó tiêm là tốt nhất. Cách tiêm toàn đàn, sau đó đúng 1 tháng thì tiêm nhắc lại và cứ 3 tháng tiêm lại một lần. Riêng heo con theo mẹ tiêm lúc 3 tuần tuổi
-
Trường hợp khác có thể áp dụng quy trình theo hệ thống 6-60: 6 ngày nuôi con và 60 ngày mang thai , heo con tiêm lúc 3 tuần tuổi
Hiện nay có 3 chủng virut gây bệnh tai xanh
-
Bestar (Singapore): chủng Trung Quốc
-
Hipra (Tây Ban Nha) : chủng Châu Âu
-
Boehringer (Mỹ): chủng Bắc Mỹ
Một khi tai xanh đã xuất hiện tại các trại lân cận hoặc tại trại của mình, cách xử lý như thế nào?
Tiêu độc xác trùng
-
Khi có dịch bệnh nổ ra xung quanh: phun thuốc sát trùng 3 ngày 1 lần
-
Khi xuất hiện bệnh tại trại: 1lần/ngày, phun thẳng vào chuồng đang nuôi, và xung quanh trong suốt thời gian heo bệnh (1-2 tuần)
Nâng sức đề kháng toàn đàn
-
Tăng cường cho uống vitamin C và chất điện giải
-
Sử dụng chiết xuất vách tế bào nấm men ( β-Glucan)
Phòng ngừa bội nhiễm bằng kháng sinh hoặc thức ăn chuyên biệt cho heo bị tai xanh.
De heus có dòng sản phẩm để phòng và trị bệnh do vi khuẩn.
Lợi ích của sản phẩm 3815
-
Kiểm soát và khống chế bệnh tai xanh
-
Heo không bị tiêu chảy và hô hấp
-
Giảm tỷ lệ chết
-
Giảm chi phí thuốc thú y
-
Đàn heo đồng đều về thể trạng