An toàn sinh học cho heo

An toàn sinh học cho heo

Công Ty TNHH ROXANE

Công ROXANE

An toàn sinh học cho heo

An toàn sinh học để cách ly mầm bệnh, tiêu diệt mầm bệnh, làm sạch nhóm vật mang vi trùng thông qua việc vệ sinh sát trùng chuồng trại, xử lý chất thải vật nuôi thật tốt

Con đường lây truyền bệnh ở heo

 Vật chủ: Tất cả các loại heo đang nuôi trong chuồng

 Vật mang bệnh: Các loại heo khỏe mang trùng, chuồng trại, dụng cụ chăn nuôi, phương tiện vận chuyển, động vật gây hại, động vật hoang dã, thức ăn thừa, chất thải của heo, bụi, nguồn nước và kể cả con người

 Mầm bệnh: Vi trùng, vi vút, ký sinh trùng, ấu trùng và động vật nguyên bào

 Khi có sự tiếp xúc giữa các nhóm này thì có sự lây nhiễm bệnh. (cần thiết kế như thế nào đó để nhấn mạnh câu trên này)

 An toàn sinh học là: cách ly mầm bệnh, tiêu diệt mầm bệnh, làm sạch nhóm vật mang vi trùng thông qua việc vệ sinh sát trùng chuồng trại, xử lý chất thải vật nuôi thật tốt.

 20 Lời khuyên thực hiện an toàn sinh học trong chăn nuôi heo

 Lời khuyên 1 - Thực hiện cùng vào, cùng ra/ Cách ly

  • Chỉ di chuyển heo con và heo (nái) sang những ô chuồng khác sau khi đã được rửa sạch và khử trùng

  • Nhốt heo cùng lứa/tuổi trong cùng một ngăn

  • Đối với việc nhập đàn mới trên một trại, người chăn nuôi cần lưu ý luôn luôn cho ở cách ly 6 tuần không cho tiếp xúc với đàn khác trong trại

 Lời khuyên 2 - Vệ sinh chuồng

  • Vệ sinh sát trùng chuồng định kỳ, trong mùa có dịch phải tăng cường 2 ngày 1 lần bằng các sản phẩm sát trùng đặc biệt

  • Nên rửa chuồng với áp lực nước cao, sử dụng xà phòng để loại bỏ chất béo, mầm bệnh bám trên bề mặt chuồng trại, dụng cụ sau đó mới phun thuốc sát trùng

 Lời khuyên 3 - Khử trùng

  • Trước khi bước vào khu vực chuồng heo, phải qua tắm, sau đó mang quần áo và dụng cụ bảo hộ riêng của trại. Hạn chế tối đa khách tham quan, chỉ mang máy chụp hình, máy quay phim vào chuồng heo khi thực sự cần thiết

  • Luôn luôn khử trùng sau khi rửa sạch các dụng cụ

  • Sử dụng dung dịch rửa ủng cho mỗi dãy chuồng

 Lời khuyên 4 - Chuồng trống

  • Sau khi vệ sinh và khử trùng, cần giữ cho ngăn chuồng trống ít nhất 48 giờ

 Lời khuyên 5 - Khí hậu

  • Giữ cho heo ở vùng thoải mái nhiệt độ, không có gió lùa

  • Người chăn nuôi cần cẩn thận khi có sự thay đổi về điều kiện thời tiết, nhiệt độ/gió. Đặc biệt quan tâm thời điểm giao mùa

 Lời khuyên 6 – Ngăn chặn động vật gây hại

  • Ngăn chặn sự xâm nhập của động vật gây hại, động vật hoang giả vào chuồng nuôi

  • Không để các con vật nuôi như chó, mèo... ra vào chuồng trại

 Lời khuyên 7 - Tắm nái trước khi lên chuồng đẻ

  • Ngăn chuồng đẻ phải được khử trùng khi đưa nái vào chờ đẻ

  • Nái trước khi đưa vào chuồng đẻ phải được tắm rửa, xử lý các vết thương nhỏ (nếu có)

Lời khuyên 8 – Diệt ký sinh trùng

  • Tẩy giun cho nái mỗi 3 tháng 1 lần

  • Tẩy giun cho heo khi chúng được khoảng 20kg, 6 và 12 tuần sau đó điều trị lại lần nữa

  • Ngăn ngừa bệnh ghẻ lở trên nái 10 ngày trước khi cho nái bước vào chuồng sinh con

  • Tẩy giun cho heo con 10 ngày trước khi chuyển đến ngăn chuồng khác

Lời khuyên 9 - Sữa mẹ

  • Cho heo con bú sữa mẹ ngay sau khi sinh ra để có được hệ miễn dịch tốt nhất. Đây gọi là sữa đầu, việc cho bú sữa đầu chỉ có giá trị trong vòng 24 giờ kể từ lúc sinh

 Lời khuyên 10 – Ghép đàn heo con

  • Chuyển heo con đến ở với nái khác nếu cần, 24 tiếng sau khi sinh ra, vì lúc đó heo con đã bú được sữa đầu từ chính mẹ của nó

 Lời khuyên 11 - Thiến và cắt đuôi

  • Thiến heo con trong vòng 4 ngày sau sinh

  • Khử trùng dao trước mỗi lần thiến heo con

  • Cắt đuôi heo bằng dao nóng, trong vòng 4 ngày sau khi sinh

 Lời khuyên 12 – Thức ăn và nước uống

  • Cung cấp đầy đủ thức ăn mới và ngon

  • Cho ăn đúng loại thức ăn cho từng giai đoạn heo

  • Cung cấp đủ thức ăn chất lượng tốt và nước sạch mát

  • Kiểm soát núm uống

    • Heo con                     Ít nhất              0,8 lít/phút

    • Heo thịt                      Ít nhất              1,0 lít/phút

    • Nái mang thai, nuôi con Ít nhất             2,5 lít/phút 

 Lời khuyên 13 - Mật độ

  • Mật độ càng thoáng, heo càng ít bị lây nhiễm bệnh

    • Heo con           Ít nhất             0,3 m2/ con

    • Heo thịt                     Ít nhất             0,7 m2/ con

    • Heo nái (nhóm)       Ít nhất             2,25 m2/con

Lời khuyên 14 - Sự tiếp xúc giữa các nhóm

  • Nhóm càng nhỏ, càng ít bị lây nhiễm bệnh

Lời khuyên 15 - Ghép bầy

  • Đừng nên ghép bầy khác giai đoạn

  • Nên giữ cho heo ở cùng nhóm lứa với nhau

Lời khuyên 16 - Chuyển đổi

  • Đối với heo đang phát triển kém, tốt nhất nên cho ở chuồng riêng

  • Tránh không bao giờ cho heo lứa lớn ở cùng với lứa nhỏ hơn

Lời khuyên 17 - Tiêm phòng vaccine

  • Phòng bệnh hơn chữa bệnh

  • Chương trình tiêm phòng vaccine tốt có thể giúp ngăn ngừa nhiều vấn đề về bệnh

Lời khuyên 18 - Quan sát theo dõi

  • Heo có vấn đề với sức khỏe? Cần nên quan sát và theo dõi chặt chẽ tình trạng của heo trước khi bắt đầu chữa trị

Lời khuyên 19 - Kiểm soát

  • Khi làm việc trên những trạng trại, luôn luôn bắt đầu với những nhóm heo lứa nhỏ trước, hơn là với nhóm heo lứa lớn trước

Lời khuyên 20 - Thuốc điều trị

  • Bảo quản thuốc điều trị nơi thoáng mát

  • Nếu thuốc đã bị hở miệng thì không nên sử dụng

call Hotline 
28 Mai Chí Thọ, Phường An Phú, Quận 2, Thành Phố Hồ Chí Minh, Việt Nam - Code: 71100

Tọa Độ: 10.785485, 105.748137