4 Sai Lầm Về Kỹ Thuật Hay Gặp Phải Trong Nuôi Tôm Thẻ Chân Trắng

4 Sai Lầm Về Kỹ Thuật Hay Gặp Phải Trong Nuôi Tôm Thẻ Chân Trắng

Công Ty TNHH ROXANE

Công ROXANE

4 Sai Lầm Về Kỹ Thuật Hay Gặp Phải Trong Nuôi Tôm Thẻ Chân Trắng

Trong chăn nuôi tôm thẻ chân trắng hiện nay, nhiều người nuôi tôm đang chủ quan về kĩ thuật chăn nuôi tôm đúng cách, khiến cho việc chăn nuôi không đem lại hiệu quả và năng suất cao. Vì vậy, bài viết nay sẽ chỉ ra một số lưu ý cho bà con trong chăn nuôi tôm thẻ chân trắng, nhằm giúp bà con nâng cao năng suất và hiệu quả chăn nuôi, đem lại lợi nhuận cao.

 

Không nên quá kì vọng vào đối tượng mới

So với tôm sú, việc nuôi tôm thẻ chân trắng dễ dàng hơn nhiều, bởi tỉ lệ sống cao, ít dịch bệnh, thời gian nuôi có thể rút ngắn và đặc biệt có thể dễ dàng nuôi với mật độ cao. Với những ưu điểm như vậy, nên bà con dễ dàng lựa chọn nuôi tôm thẻ chân trắng thay cho những loại khác. Nhưng bà con lại khá chủ quan trong việc tìm hiểu kĩ thuật nuôi dành riêng cho tôm thẻ chân trắng, bà con áp dụng những điều kiện sẵn có của mình vào thẳng mô hình này. Vì lợi thế là có thể nuôi tôm thẻ chân trắng ở mật độ cao nên có những ao được thả với mật độ vượt mức quy định (trên 100 con/m2) sẽ dẫn đến tăng nguy cơ lây lan nguồn bệnh, tôm chậm lớn… nếu kéo dài tình hình sẽ cực kì ảnh hưởng đến cả vụ tôm. Đây là sai lầm thường hay gặp phải của bà con khi chọn nuôi tôm thẻ chân trắng.

Mật độ nuôi quá cao

Mỗi loài tôm đều có những mật độ nuôi chuẩn khác nhau. Tuy mật độ khi nuôi tôm thẻ chân trắng có thể cao hơn tôm sú hay tôm hùm nhưng chúng chỉ nên nằm trong một giới hạn nhất định, đảm bảo mật độ hợp lí để tôm có thể phát triển và cung cấp đủ oxi trong quá trình tăng trưởng của tôm. Cụ thể, trong nuôi tôm thẻ chân trắng, mật độ hợp lí là dưới 100 con/m2 ao nuôi, đây là mật độ nuôi phù hợp nhất, giúp cho người chăn nuôi giảm được chi phí con giống, thức ăn và tăng tốc độ phát triển của tôm một cách hiệu quả nhất. Đặc biệt lưu ý, bà con nên chọn giống tôm bố mẹ có chất lượng tốt để giúp tăng tỉ lệ sống sót cho tôm khi mới thả, tăng cường sức đề kháng, ngăn ngừa dịch bệnh.

Quy trình kĩ thuật không được định hưỡng rõ ràng

Kỹ thuật nuôi luôn là điều kiện tiên quyết và có tầm ảnh hưởng cực kì lớn trong chăn nuôi, bất kể loại vật nuôi gì, kỹ thuật nuôi quyết đinh 70% sự thành công và hiệu quả trong chăn nuôi của bà con. Nuôi tôm đúng kỹ thuật, giúp ngăn ngừa dịch bệnh hiệu quả, tôm màu lớn, tránh được những tác động xấu từ môi trường.

Trong việc nuôi tôm thẻ chân trắng hiện nay, bà con thường bỏ qua khâu xử lí ao nuôi trước và sau khi nuôi hoặc các ao nuôi đang nhiễm bệnh cũng chưa được xử lí đúng cách và triệt để khiến cho thời gian xử lí kéo dài, ảnh hưởng đến tốc độ phát triển của tôm. Bà con cần chuẩn bị ao nuôi đúng quy chuẩn, xử lí ao nuôi nhiễm bệnh đúng quy trình và kĩ thuật trước khi nuôi. Tránh ảnh hưởng đến chất lượng và năng suất sau này.

Việc không nắm vững kỹ thuật nuôi sẽ dẫn đến nhiều hệ lụy trong cả vụ tôm. Bà con thường lạm dụng kháng sinh, hoặc những hóa chất tức thì và không kết hợp với các biện pháp giải độc, cân bằng mặn, pH, oxy… Khiến cho hiệu quả xử lí thấp và tỉ lệ tái phát cao.

Không phối trộn dinh dưỡng bổ sung

Vai trò của dinh dưỡng khi nuôi tôm thẻ chân trắng cũng giống như khi nuôi tôm sú hay các loại tôm khác, bà con cần đặc biệt lưu ý. Trong môi trường ao nuôi theo mô hình công nghiệp với diện tích khá chật chội, thì việc hỗ trợ tiêu hóa và quá trình hấp thụ thức ăn rất quan trọng, vì nó quyết định đến hệ số FCR (hệ số chuyển đổi thức ăn), ảnh hưởng đến chi phí nuôi tôm và hiệu quả kinh tế của người chăn nuôi. Thực tế trong chăn nuôi tôm thẻ chân trắng, bà con nên bổ sung thêm các men tiêu hóa trong khẩu phần ăn của tôm để giúp cải thiện hệ tiêu hóa, nâng cao khả năng hấp thụ thức ăn, kích thích tôm ăn nhiều, mau lớn.

Đặc biệt, De Heus có dòng thức ăn cao cấp đặc biệt dành cho tôm thẻ chân trắng phù hợp với từng giai đoạn phát triển của tôm với những đặc tính nổi trội:

  • Dinh dưỡng cân đối phù hợp cho sự phát triển tối ưu của Tôm
  • Giúp Tôm lột xác đồng đều, tăng trưởng nhanh, chắc thịt
  • Rút ngắn thời gian nuôi, giảm chi phí nhân công và tăng lợi nhuận

Sử dụng vôi xử lí ao nuôi quá liều lượng

Khi xử lí ao nuôi trong nuôi tôm, bà con thường sử dụng vôi bột để cải tạo ao và diệt khuẩn. Tuy nhiên, nhiều bà con lại quá lạm dụng, sử dụng vôi bột với liều lượng quá nhiều, không hợp lí dẫn đến nước ao nuôi bị nhiễm của nhiều Ca++, khiến cho quá tình sinh hóa và hóa lí trong ao giảm, làm giảm hạm lượng vi sinh vật có lợi tỏng ao nuôi, oxy hòa tan kém, làm tôm dễ nổi đầu và kém phát triển.

Liệu lượng hợp lí khi bón vôi bột xuống ao nuôi:

CaO pH lên tới 12: Dùng trong cải tạo ao, rửa ao diệt khuẩn

   + CaCO3 pH cao nhất bằng 9, tăng cường pH và tăng hệ đệm

   + MgCa(CO3)2 pH lên tới 9 – 10, tăng độ kiềm (Alkalinyty), cung cấp dinh dưỡng và khoáng cho tảo

 

call Hotline 
28 Mai Chí Thọ, Phường An Phú, Quận 2, Thành Phố Hồ Chí Minh, Việt Nam - Code: 71100

Tọa Độ: 10.785485, 105.748137